Ở nhiều công trình kiến trúc khác nhau, gạch chỉ vẫn luôn là cái tên được mọi người nhắc đến và sử dụng. Không chỉ giá thành rẻ, mẫu mã đẹp, chất lượng gạch vẫn đảm bảo nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong xây dựng gạch ốp lát. Vậy tại sao dòng gạch truyền thống này vẫn giữ vững sự tin cậy của nhiều kiến trúc sư cho đến nay? Cùng xem thông tin chi tiết về gạch chỉ qua bài viết bên dưới cùng Gạch Xinh ngay!

Giới thiệu về gạch chỉ
Gạch chỉ thuộc dòng gạch đất nung, có cấu trúc hình khối chữ nhật ở dạng đặc hoặc gạch lỗ. Màu gạch nung đỏ hoặc đỏ cam rất đẹp mắt, bền màu, thường ứng dụng xây phần thô cho tường, hàng rào hoặc trang trí.

Công nghệ sản xuất sản phẩm được tiến hành trên dây chuyền hiện đại, do đó quá trình quản lý rất được chú trọng từ khâu nguyên liệu đầu vào, cho tới tạo hình, đốt nung. Chất lượng gạch chỉ được đảm bảo về độ bền, cứng chắc, chống thấm, chịu nhiệt và có thể tái sử dụng nhiều lần.
Phân loại gạch chỉ
Xét về đặc trưng hình dáng, gạch chỉ được phân ra thành hai loại là gạch đặc và gạch lỗ:
– Gạch đặc: gạch chỉ nung nguyên khối có kết cấu đặc, vì vậy mà viên gạch khá chắc và chịu lực nén tốt, chống chịu nhiệt và chống thấm hiệu quả. Vật liệu được ứng dụng trang trí ở nhiều công trình thi công tường chịu lực, xây trang trí không tô, hoặc không gian biệt thự, homestay phong cách hoài cổ.

– Gạch lỗ: gạch ống nung từ đất sét, tạo hình chữ nhật có các lỗ rỗng bên trong nên được gọi là gạch lỗ. So với gạch đặc, gạch lỗ có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều, ứng dụng rất phổ biến với nhiều loại khác nhau: gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ. Gạch xây dựng này còn có ưu điểm cao về chống chịu nhiệt độ dù ở nhiều điều kiện thời tiết thay đổi. Giá gạch chỉ cũng khá rẻ trên thị trường hiện nay.

Định mức gạch chỉ trong xây dựng
Để công việc thi công diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ và tối ưu được chi phí, việc đầu tiên là phải đưa ra định mức gạch chỉ một cách hợp lý. Cần căn cứ vào loại gạch, độ dày của tường ( tường 100 hoặc 200), loại tường thẳng hay cong vênh, từ đó xác định mức gạch hao phí cho 1m2 tường khác nhau:
– Đối với tường 100: trung bình khoảng 55 viên/m2
– Đối với tường 200: trung bình khoảng 110 viên/m2

Bên cạnh đó, việc xây gạch cần đảm bảo các tiêu chuẩn đi kèm đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sau:
– Xác định khoảng cách mạch giữa hai viên gạch: trung bình mạch đứng dày 10mm, mạch nằm 12mm
– Phải cho gạch ngậm no nước trước khi xây, mục đích để tránh hút ẩm của xi măng làm chất lượng thi công giảm sút
– Khi xây những chỗ nhỏ, hẹp, không dùng gạch nguyên mà nên sử dụng gạch chỉ vỡ để phù hợp quy cách vị trí ốp
Cách tính số lượng gạch dùng cho xây tường chuẩn xác
Khi sử dụng gạch xây dựng, bạn có thể tính số gạch dựa vào công thức ( dài + rộng) x 2, rồi nhân với chiều cao tường muốn ốp gạch chỉ, sau đó trừ đi phần diện tích các cửa sổ, cửa đứng. Kết quả này sẽ giúp chúng ta định mức được lượng viên gạch cần dùng đến cho xây tường. Tuy nhiên, cần lưu ý đến loại gạch, kích thước viên gạch và chiều dày tường để tính toán số gạch chuẩn xác.

Một điều quan trọng nữa trong đo đạc là chúng ta cần xác định vật liệu là dùng cho sàn bê tông 1m2 hay tường 1m2, sau đó x diện tích thực của ngôi nhà để ra được tổng nguyên vật liệu cần dùng đến, cần phải làm rõ từng trường hợp để thi công hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm : Gạch không nung – Top 4 loại gạch không nung chất liệu bền vững nhất
Cách lựa chọn gạch chỉ đúng chuẩn
Gạch chỉ xuất hiện trên thị trường rất đa dạng với nhiều đơn vị sản xuất khác nhau, do vậy chất lượng gạch cũng có nhiều sự khác biệt với giá bán khác nhau. Tuy nhiên, để lựa chọn đúng gạch tiêu chuẩn, cần lưu ý một số điểm sau:
– Chọn loại gạch phù hợp: gạch chỉ hiện nay có nhiều loại như gạch đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ. Vì vậy tùy theo yêu cầu công trình về độ dày của tường cách nhiệt, chống thấm hoặc độ chịu lực cao để chọn đúng loại gạch. Gạch lỗ tạo sự thông thoáng hơn nhưng gạch đặc có cường độ chịu nén, chịu ẩm tốt hơn.
– Chọn màu sắc gạch chỉ: nên chọn gạch chỉ màu tươi hoặc đỏ cam đều màu. Màu gạch quá đậm hoặc sạm đen là do nung quá lâu, dễ bị vỡ, giòn. Màu quá nhạt là do thời gian nung chưa đủ, loại này chịu lực và chống thấm kém.
– Âm thanh khi va chạm: những viên gạch loại tốt khi đập vào nhau, âm thanh của chúng sẽ sắc và vang, ngược lại, gạch chỉ nung kém chất lượng, âm thanh đập vào phát ra tiếng lụp bụp.
– Kiểm tra mảnh vỡ: bạn nên đập vỡ vài viên gạch để giúp quá trình kiểm tra chất lượng tốt hơn. Nếu gạch dễ vỡ, rơi nhiều vụn mảnh thì gạch này chưa phải chất lượng. Nếu mãng vỡ còn nguyên, ít vụn, góc cạnh sắc nhọn thì gạch tốt và đạt chuẩn.
– Hình dáng viên gạch: chọn gạch có bề dáng mặt bằng phẳng, không cong vênh khi áp hai viên gạch vào nhau.
Một số mẫu gạch chỉ trang trí – xây gạch không trát ấn tượng hiện nay


Tìm hiểu thêm:
Gạch bê tông bọt là gì? Phân biệt bê tông bọt và gạch nhẹ AAC
Định Mức Gạch Ba Vanh Xây Nhà Cấp 4 Bạn Nên Biết




Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về gạch chỉ, gạch nung xây dựng vô cùng phổ biến trong các công trình hiện nay. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về các định mức gạch hoặc bảng giá gạch chỉ chi tiết thì liên hệ với Gạch Xinh ngay để nhận tư vấn nhé!
Bạn có thể tham khảo:
Gạch siêu nhẹ là gì? Tất tần tật kiến thức về gạch siêu nhẹ
Gạch kính lấy sáng: Ưu điểm, giá thành, những mẫu đẹp nhất
Bạn thấy bài viết này bổ ích chứ
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 1