Gạch đặc là vật liệu xây dựng cao cấp, sử dụng rộng rãi ở nhiều công trình khác nhau, ngay cả những nơi có kết cấu đặc biệt. Gạch có khả năng chịu lực lớn, tải trọng cao, hiệu quả cách âm, chống nóng tốt. Chính vì vậy mà cho đến nay, dòng gạch này vẫn rất phổ biến và được tin dùng. Vậy gạch đặc có những loại nào? Kích thước gạch thông dụng cho công trình? Cùng Gạch Xinh xem ngay bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin rõ hơn nhé!

1. Giới thiệu về gạch đặc
1.1 Gạch đặc là gì?
Gạch đặc thuộc loại gạch đất sét nung, được thiết kế nguyên khối hình chữ nhật. Khác với gạch nung có lỗ, gạch nung đặc có kết cấu bền chặt và không lỗ rỗng bên trong. Chính vì vậy mà giá thành vật liệu cũng cao hơn, có thể lên tới gấp 2 -3 lần giá gạch lỗ trên thị trường vật liệu hiện nay.

Sản xuất gạch đặc bằng 2 phương pháp nung nóng nhiệt độ cao, vì vậy chất lượng gạch rất bền và đều màu, gia tăng tính chống lực và chống chịu nhiệt. Trọng lượng 1 viên gạch xây dựng có sự khác nhau theo đặc điểm khu vực sản xuất:
– Trọng lượng viên gạch miền Bắc: nặng khoảng 2.1 – 3.51kg
– Trọng lượng viên gạch miền Nam: nặng khoảng 1.5 – 2.1kg
1.2. Gạch đặc có ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm
– Gạch đặc tuynel có kết cấu bền, chịu lực rất tốt
– Khả năng hút ẩm của gạch từ 14 – 18%
– Có mức giá thành rẻ trên thị trường, được sử dụng rất rộng rãi
– Gạch chống nóng, chống cháy, giúp không gian nhà ở mát mẻ mùa hạ, ấm áp vào mùa đông
– Ứng dụng chịu lực trong nhiều công trình chủ chốt như tường bao, móng tường, móng gạch, đổ cửa…

Xem thêm: Gạch chỉ là gì? – Cách định mức gạch chỉ chính xác trong xây dựng
Nhược điểm
Gạch đặc vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: gạch khá nặng và dễ vỡ trong quá tình vận chuyển và thi công. Chi phí gạch đắt hơn gấp 2-3 lần so với gạch lỗ. Vì sử dụng công nghệ nung, do đó quá trình sản xuất ra thành phẩm sản sinh nhiều khí độc hại ô nhiễm môi trường.
2. Phân loại gạch đặc
2.1 Gạch đặc đất sét nung
Gạch đất sét nung có màu đỏ thẫm đặc trưng, nguyên liệu chính là đất sét. Khối lượng mỗi viên gạch nằm trong khoảng 2 – 2.5kg/viên. Gạch có 3 loại phổ biến với chất lượng giảm dần: A1, A2 và B.

Với nhiều ưu điểm về độ chống thấm, cách nhiệt, cách âm tốt, gạch được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng nhà ở, dân dụng và trong công nghiệp.
Bảng thông số kỹ thuật
Chỉ tiêu | Mức tiêu chuẩn yêu cầu |
Kích thước (mm) | 220 x 105 x 65 |
Biên độ (mm) | ± 3 |
Độ rỗng (%) | 0 |
Cường độ chịu nén (N/mm2) | ≥ 7.5 |
Độ hút nước (%) | <= 10 |
Định mức xây tường 110 (viên/m2) | 60 |
Định mức xây tường 220 (viên/m2) | 120 |
Trọng lượng (kg/viên) | 2.3 |
Tiêu chuẩn | TCVN 1451:1998 |
2.2 Gạch đặc không nung
Là sản phẩm thân thiện với môi trường, không sử dụng phương pháp nung gạch trong quá trình sản xuất. Gạch không nung chiếm ưu thế về độ bền, chịu lực, cách âm, cách nhiệt. Vì vật liệu nhẹ hơn so với gạch đất nung nên giúp việc thi công dễ dàng, chính xác.

Bảng thông số kỹ thuật
Chỉ tiêu | Mức tiêu chuẩn yêu cầu |
Tiêu chuẩn | TCVN 6477-1999, ISO 9001: 2008 |
Độ hút nước | <= 10 |
Độ rỗng | 0 |
Cách âm, cách nhiệt | Đạt tiêu chuẩn xây dựng |
Kích thước | 200x95x60; 220x100x55 |
Mác gạch | 80 – 160 |
Số viên/m2 | 56; 54 |
Mạch vữa dọc | 15mm |
Mạch vữa dọc | 20mm |
3. Kích thước gạch đặc
Khi thi công, yếu tố kích thước gạch cũng rất quan trọng để định mức lượng gạch cần xây dựng. Hiện nay, gạch đặc xuất hiện trên thị trường với nhiều kích thước khác nhau, phù hợp ứng dụng các công trình cấu trúc hiệu quả nhất:
– Gạch đất sét nung: tùy vào loại gạch đặc, mức kích thước cũng khác nhau
Loại gạch | Dài (mm) | Rộng (mm) | Dày (mm) |
Gạch đặc A1 | 205 | 95 | 55 |
Gạch 90 | 220 | 105 | 60 |
Gạch 45 | 190 | 90 | 45 |
Gạch 60 | 220 | 105 | 60 |
Gạch 105 | 220 | 105 | 65 |
Gạch 150 | 210 | 150 | 55 |
– Gạch đặc không nung: kích thước gạch đa dạng 200 x 100 x 65mm, 40 x 80 x 180mm, 200 x 95 x 60mm, 220 x 100 x 55mm
4. Ứng dụng gạch đặc trong xây dựng và đời sống
Vật liệu được sử dụng nhiều trong công trình thi công dân dụng như xây tường bao quanh, lanh tô cửa, tường móng chịu lực hoặc xây bể nước, nhà vệ sinh chống thấm.

Ngoài ra, nó còn được ứng dụng ở các vị trí cần chịu tải trọng cho công trình, hoặc trang trí rào, mảng tường không tô, những không gian theo phong cách hoài cổ thời Pháp…

Tìm hiểu thêm:
Gạch kính lấy sáng: Ưu điểm, giá thành, những mẫu đẹp nhất
5 loại Gạch ống phổ biến giá rẻ 2022 dùng nhiều trong xây dựng


5. Báo giá gạch đặc mới nhất hiện nay
Giá gạch đặc tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại gạch, kích thước, nhà sản xuất và phân phối. Để chọn được gạch đất nung chất lượng, bạn cần quan tâm đến các tiêu chí về đặc điểm, quy cách, độ bền và mục đích sử dụng. Hiện nay, giá gạch đặc A1 đang được rất nhiều người quan tâm. Để biết thêm thông tin chính xác và cụ thể về mức giá gạch đặc, hãy liên hệ với Gạch Xinh để nhận tư vấn ngay nhé!
Bạn có thể tham khảo:
Gạch tuynel là gì? Tổng hợp kiến thức về gạch tuynel
Gạch không nung là gì? Quy trình sản xuất như thế nào
Bạn thấy bài viết này bổ ích chứ
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 3