Gạch ống hầu như xuất hiện trong tất cả các công trình xây dựng ngày nay và trở thành vật liệu phổ biến trong đời sống. Dù là bất kỳ kiến trúc nào từ nhà ở, trường học, cho tới các cao ốc sang trọng, hiện đại đều có sự xuất hiện của gạch ống, mang nhiều giá trị bền vững và thẩm mỹ cao. Vậy gạch ống hiện nay có những loại nào? Cách chọn gạch ống phù hợp với công trình nhất?

Trong bài viết này, hãy cùng Gạch Xinh tìm hiểu tổng quan về gạch ống, về điểm mạnh, điểm yếu của từng dòng nhỏ thuộc họ gạch này, và tham khảo giá gạch ống cụ thể để dễ dàng đưa ra những so sánh, quyết định phù hợp bạn nhé!
Giới thiệu về gạch ống
Gạch ống là vật liệu xây dựng quen thuộc trong rất nhiều công trình, dự án thi công. Sản phẩm có gốc là đất nung, hay còn gọi là gạch đất nung, được tạo nên nhờ sự hòa trộn hỗn hợp đất sét và nước. Sau đó tiến hành đúc khuôn, sấy khô và cho vào lò nung theo phương pháp thủ công hoặc truyền thống.

Loại gạch này có kích thước vừa phải với độ bền cao, trọng lượng không quá nặng, giá thành lại rẻ. Vì vậy mà nó được sử dụng ở nhiều công trình dân dụng, công cộng và cả những kiến trúc cổ kính đặc sắc.

Đặc điểm gạch ống xây dựng
Ưu điểm
Gạch ống có độ cứng chắc và tuổi thọ bền, khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, đặc biệt còn có thể chống thấm khi gặp tác động bởi độ ẩm và nước. Ngoài ra, màu sắc đỏ cam của gạch mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho nhiều công trình ấn tượng, vừa giúp ngôi nhà trở nên vững chắc và khang trang, vừa tạo vẻ đẹp hoàn mỹ tương xứng.

Tìm hiểu thêm:
Gạch không nung – Top 4 loại gạch không nung chất liệu bền vững nhất
5 Loại Gạch Chống Nóng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Nhược điểm
Không giống như các loại gạch lát nền, gạch ốp tường khác, gạch ống có khả năng chịu lực kém hơn, chỉ thích hợp ở những nơi ít chịu tác động lực. Đồng thời, hiệu quả chống thấm, cách nhiệt cũng chỉ ở mức tương đối. Vì vậy, chúng thường được sử dụng nhiều nhất ở tường, nên hạn chế khoan tường làm ảnh hưởng vỡ gạch.

Các loại gạch ống thông dụng trên thị trường hiện nay
Với sự đa dạng trong công nghệ sản xuất, gạch ống cũng xuất hiện trên thị trường với nhiều mẫu mã ấn tượng hơn, chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào vị trí sử dụng tương thích:
Gạch không nung
Gạch không nung hay còn gọi là gạch block, gạch bê tông, được tạo hình từ các thành phần chính như xi măng, cát và một số thành phần phụ gia khác. Sản phẩm tự đóng rắn với cường độ nén cao mà không cần thông qua nhiệt độ. Độ bền của gạch không nung rất tốt, sử dụng phương pháp lực ép hoặc rung hoặc cả hai để nâng cao kết dính thành phần cấu trúc.

Gạch xi măng có độ chịu lực cao hơn gấp 2 lần gạch đất sét nung, hấp thụ và truyền nhiệt thấp, làm giảm khả năng bức xạ, ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình phụ trợ xây dựng và cả trang trí.

Gạch ống nung
Gạch đất nung sở hữu màu đỏ cam đặc trưng với chất lượng đồng đều. Nhờ công nghệ lò tuynel hiện đại mà gạch ống tuynel nung được tạo ra đa dạng về hình dáng và kích thước:
Gạch tàu
Được xếp vào hàng gạch ống nung nhưng thực chất hình dáng gạch tàu lại có chút khác biệt. Vật liệu sử dụng thành phần chính là đất sét nung với nhiệt độ cao, được đúc khuôn với hình dáng khá bắt mắt. Gạch tàu có ưu điểm ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, giá trị thẩm mỹ truyền thống cao nhưng lại có nhược điểm về tải trọng lực.


Gạch đặc
Thuộc loại gạch tuynel không lỗ, gạch đất sét nung cao cấp với màu đỏ đặc trưng. Thông thường kích thước gạch thông dụng như 60x95x200mm, 195x90x55mm hoặc đặt kích thước theo yêu cầu. Thường sử dụng gạch đặc để thi công tường chịu lực, chịu tải trọng, móng gạch, biệt thự, trụ cột…

Gạch 2 lỗ
Gạch 2 lỗ có trọng lượng nhẹ hơn các gạch thông thường, so với gạch đặc thì chi phí của nó rẻ hơn đáng kể. Thường sử dụng gạch ở các công trình nhỏ, không yêu cầu cao về tiêu chí chống lực hoặc chống thấm. Vì vậy, không nên xây dựng gạch ống 2 lỗ ở các khu vực hay tiếp xúc với nước như nhà tắm, bể bơi hoặc ốp ngoại thất.

Xem thêm: Gạch kính lấy sáng: Ưu điểm và những mẫu đẹp nhất 2023
Gạch 4 lỗ
Gạch ống 4 lỗ là vật liệu xây dựng được sử dụng rất phổ biến trong nhiều công trình ngày nay. Gạch này có kích thước gần gấp đôi so với gạch 2 lỗ, độ dày lớn hơn nên độ bền gạch tuynel cũng được nâng cao, gia tăng khả năng cách nhiệt, thoáng mát cho nhà ở. Tuy nhiên, vẫn nên dùng gạch ở các vị trí ít chịu lực để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Gạch 6 lỗ
Ưu điểm nổi bật của gạch rỗng 6 lỗ chính là khả năng tản nhiệt cao, chống chịu được cái nắng vượt trội, sử dụng trong các công trình lớn để xây gạch chống nóng. Đồng thời, đặc tính rỗng làm trọng lượng gạch ống nhẹ đi, giúp quá trình thi công trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng. Tuy nhiên giá gạch ống khá cao cũng nên là một loại cân nhắc.

Cách lựa chọn gạch ống trong xây dựng
Việc nên lựa chọn loại gạch nào để sử dụng thì nó còn phụ thuộc vào mỗi không gian và mục đích của người thi công. Thông thường, mỗi loại gạch ống đều có đặc trưng riêng và sự khác nhau về giá cả.

Làm thế nào để phân biệt được chất lượng gạch ống, thì nó còn căn cứ vào đặc trưng của một số yếu tố sau:
Gạch ống loại 1,2 | Gạch ống loại 3 |
– Gạch có màu đỏ đậm – Cầm gạch chắc tay, khó vỡ- Gạch đều màu, viền gạch ngay ngắn- Âm thanh vang trong khi đập hai viên gạch vào nhau- Khi tác động lực mạnh làm viên gạch vỡ vụn, góc bể viền gạch sắc bén | – Màu sắc gạch hơi chuyển bạc, giống như bị cháy xém- Gạch dễ vỡ- Màu gạch không đều, góc cạnh sần sùi- Âm thanh nghe lụp bụp – Dùng lực làm vỡ, góc bể viền gạch sần sùi, thô nhám |
Chính vì vậy, khi xây nhà ở hoặc tường bao quanh, nên chọn gạch ống loại 1 hoặc loại 2, gạch loại 3 có độ bền thấp hơn nên rất hao vữa, không hiệu quả về kinh tế và xây dựng.
Bạn có thể tham khảo:
Gạch tuynel là gì? Tổng hợp kiến thức về gạch tuynel
Gạch lá nem là gì? Cách thi công gạch lá nem chống nóng hiệu quả

Chọn gạch ống cho ngôi nhà thân yêu của bạn
Không thể phủ nhận gạch ống hiện đang dần thay thế rất nhiều loại gạch khác trên thị trường nhờ thế mạnh về giá cả và độ bền theo thời gian của nó. Gạch ống cũng đáp ứng tốt nhu cầu về thị hiếu, thẩm mỹ cho gia chủ. So với năm 2022 thì giá gạch ống 4 lỗ năm 2023 cũng không có biến đổi nhiều, vì vậy bạn có thể an tâm chọn gạch với mức chi phí giá rẻ phù hợp với kinh tế mà vẫn mang lại giá trị chất lượng xây dựng cao.
Nếu bạn quan tâm đến gạch ống hoặc muốn báo giá gạch ống chi tiết nhất thì hãy liên hệ với Gạch Xinh để nhận tư vấn ngay nhé!
Bạn thấy bài viết này bổ ích chứ
Đánh giá trung bình 4.3 / 5. Số đánh giá: 7