Để hạn chế các tình trạng rạn nứt, thấm dột ở nhiều công trình, keo chống thấm được xem như một giải pháp hiệu quả với độ kết dính bền chắc, bảo vệ bề mặt an toàn dưới tác động của điều kiện thời tiết thay đổi.

Hiện nay trên thị trường, keo chống thấm có nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại có đặc tính riêng biệt. Dưới đây, Gạch Xinh sẽ giới thiệu đến các bạn Top 10 loại keo chống thấm phổ biến, hữu hiệu nhất hiện nay!
Khi nào nên dùng keo chống thấm
– Chống thấm các khe nứt ở chân tường, bề mặt tường nhà
– Xử lý các mối hở, khe nứt mái
– Trám bít chống thấm vết nứt mái trần bê tông
– Dán các kẽ nứt cửa gỗ, sàn gỗ
– Xử lý các điểm vít bị hoen gỉ, mối hở thanh kim loại
– Một số trường hợp khác cần chống dột, chống thấm
Top 10 loại keo chống thấm sử dụng tốt nhất hiện nay
1. Keo chống thấm Silicone
Vật liệu được sản xuất từ thành phần chính là Silicone nguyên sinh, kết hợp một số phụ gia khác. Keo ở dạng nguyên thể lỏng, khi tiếp xúc với hơi nước, độ ẩm sẽ đóng rắn lại với độ bám dính và độ bền rất tốt.

Ưu điểm
– Chịu được nhiệt độ cao, độ đàn hồi tốt
– Không bị hòa tan trong nước
– Không bị ăn mòn, hệ số biến dạng thấp
– Bám dính trên nhiều bề mặt, không làm hoen màu, ố màu

Nhược điểm
– Không sử dụng trên các bề mặt có dầu
– Chịu ma sát kém
– Không thể phủ sơn
Ứng dụng
Trám ở các khe hở, khe nứt tường nhà, chống dột, chống thấm trần nhà. Xử lý các bề mặt cửa kính, hệ thống đường ống, cửa sổ.
2. Keo chống thấm Neomax 820
Keo chống thấm khe tường sử dụng cho nhiều khu vực diện tích nhỏ. Hợp chất chỉ có một thành phần dạng lỏng, chứa dung môi, gốc nhựa copolymer, khi quét keo sẽ hình thành một lớp chống thấm với tính bám dính cao.

Ưu điểm
– Dễ dàng dùng chổi quét hoặc lăn mà không cần thi công lớp lót
– Chịu được mài mòn và va đập, chống tia cực tím cực tốt
– Chịu được môi trường hóa chất công nghiệp, không độc hại sau khi đã khô
– Bề mặt đàn hồi, chống thấm hiệu quả
– Có thể bám dính ở nhiều loại bề mặt và mặt nền

Nhược điểm
– Muốn thi công phải làm nhẵn bề mặt, sạch sẽ, khô ráo
– Thi công nhiều công đoạn, tốn thời gian
– Sản phẩm đạt đầy đủ các đặc điểm cơ lý sau 28 ngày
– Chỉ phù hợp cho công trình mặt đứng và ngang
Ứng dụng
Chống dột, chống thấm cho các ban công, tường mái, tường nhà, các vách bể bơi, nhà vệ sinh, hố pít thang máy.
3. Keo chống thấm dột TX911
Là vật liệu chống thấm, gốc Polyurethane cấu tạo 2 thành phần: PU + Bitum ở dạng lỏng.

Ưu điểm
– Bám dính tốt trên nhiều bề mặt như bê tông, gạch đá,mái tôn, hồ vữa…
– Chịu được nhiều tác động thời tiết nên không bị nhanh lão hóa
– Tạo màng chống thấm tốt, ngay cả những bề mặt bị giãn nở do nhiệt hoặc bị nứt do kết cấu

Tổng Hợp Các Loại Keo Chà Ron Chống Thấm Tốt Nhất 2022
Hướng Dẫn 3 bước Thi Công Keo Dán Gạch Chống Thấm Hiệu Quả Nhất
Nhược điểm
Chỉ nên trộn với một lượng đủ dùng trong vòng 20-25 phút
Ứng dụng
Trám các ván gỗ, khe gỗ bị nứt, các vết nứt trần nhà, mái bê tông, dán tôn chống dột.
4. Keo chống thấm Polyurethane
Vật liệu được tạo nên từ gốc Polyurethane nguyên chất, có hiệu quả chống thấm rất tốt và chống lại được nhiều tác động của ngoại lực và môi trường tự nhiên.

Ưu điểm
– Có độ đàn hồi, co dãn tốt, bám dính ở nhiều bề mặt
– Chống chịu được nhiệt độ và các tia UV
– Chống ẩm, chống xước
– Kháng sự bào mòn và các chất tẩy rửa

Nhược điểm
– Đặc tính cơ học được duy trì trong khoảng nhiệt độ -40 đến 90 độ C
– Khi ẩm ướt dễ bị trơn trượt
Ứng dụng
Dùng để sửa chữa, trám bít các bề mặt, vết nứt trần nhà và kết cấu bê tông, ngăn chặn các rò rỉ và mối hở kim loại. Chống thấm khe nứt mặt tường, cửa sổ.
5. Keo chống thấm AS-4001SG
Là loại keo biến tính, không chứa dung môi, keo cải tiến đàn hồi có khả năng chống chịu nhiệt độ khắc nghiệt và cả tia UV.

Ưu điểm
– Bám dính trên nhiều loại bề mặt, không cần phủ lớp nền lót
– Kháng tia UV tốt, không chứa isocyanate, không bóng khí
– Ít phóng tĩnh điện nên rất an toàn

Nhược điểm
– Không dùng ở các khu vực thường xuyên bị ngâm trong nước
– Các khe trám mối trên đường có bề mặt rộng trên 10mm thì phải có tấm chắn bảo vệ bằng thép
Ứng dụng
Chuyên dùng chống thấm khe tường, vành đai cửa, các mối hở bê tông, ván nhựa. Có thể chống thấm tốt ở các mối alu mà không cần lớp lót.
6. Keo bọt nở chống thấm
Keo chống thấm Selfoam là một loại Foam PU dạng chai xịt khô trong điều kiện nhiệt độ bình thường.

Ưu điểm
– Tính năng tự nở và trám đầy các khe hở một cách dễ dàng
– Chống thấm, chống ẩm hiệu quả
– Ngăn ngừa khí, các tiếng ồn hoặc côn trùng thâm nhập
– Có hiệu quả cách âm, cách nhiệt, bám trên nhiều loại bề mặt

Nhược điểm
– Phải làm sạch các bề mặt trước khi sử dụng
– Phải vệ sinh vòi xịt và van chai ngay khi sử dụng để tránh đông cứng nghẹt miệng vòi
Ứng dụng
– Lắp các khe hở tường, khung cửa chống cháy
– Chống thấm các vết nứt tường nhà, khe nứt cửa sổ, đường ống thông hơi
– Giữ nhiệt, giảm tiếng ồn và chấn động mạnh
7. Keo chống thấm Kova
Keo Kova là loại keo một thành phần với độ trong suốt và độ bóng cao, ứng dụng cho các bề mặt đã được phủ sơn trang trí, phù hợp cho cả bề mặt trong nhà và ngoài trời.

Ưu điểm
– Có hiệu quả rất tốt trong chống thấm nước, chống trầy xước, bám bụi
– Độ bóng bề mặt cao, nhanh khô
– Bám dính tốt ở các bề mặt đá, gỗ, sơn gốc Acrylic
– Không chứa hóa chất độc hại, an toàn với người sử dụng

Nhược điểm
Không có nhiều sản phẩm lựa chọn, do đó yêu cầu đặc thù trong thi công thường khá khó khăn và phải tìm giải pháp thay thế.
Ứng dụng
Chống dột, chống thấm các vết nứt trên bề mặt bê tông, gỗ, sơn, thạch cao, vữa xi măng. Có thể sử dụng trong các bể nước ngầm, bể bơi hoặc nhà vệ sinh đều rất hiệu quả.
8. Keo chống thấm Sika
Là vật liệu được cải tiến với chất liệu hai thành phần, có hiệu quả cách ẩm, trám kín cho các loại bề mặt khác nhau.

Ưu điểm
– Có lớp bám dính cao, không bong tróc
– Hình thành lớp bảo vệ chống nước cực tốt
– Dễ dàng thi công trên nhiều bề mặt, không gây độc hại
– Thích ứng được nhiều điều kiện nhiệt độ, chống chịu nhiệt cao

Nhược điểm
– Không co dãn được, chịu lực tác động kém
– Thời gian thi công kéo dài hơn
– Độ đàn hồi nếu không cải tiến sẽ dễ bị nứt nẻ
Ứng dụng
Ứng dụng rộng rãi trong chống thấm trần nhà, tầng hầm, sàn mái, trám kín khe nứt vách tường, cách nhiệt chống nóng.
Với sự đa dạng loại keo chống thấm, keo chống dột hiện nay, bạn cần cân nhắc đến chất lượng và mục đích sử dụng để chọn loại keo thích hợp, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng công trình. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn tìm được loại keo chống thấm, chống dột phù hợp nhất cho không gian luôn được bền đẹp nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bảng Giá Gạch Lát Nền Viglacera 2022 – Đủ Kích Thước
Bảng Giá Gạch Lát Nền theo Kích Thước 2022 [UPDATE]
Bạn thấy bài viết này bổ ích chứ
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 1